Chiết áp loa âm trần là thiết bị có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống âm thanh thông báo, nghe nhạc,… Vậy cách lắp đặt như thế nào? Cùng Amthanhhoithaotoa tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!

Chiết áp loa âm trần là gì?

Chiết áp loa âm trần là thiết bị đi kèm trong hệ thống loa âm trần phục vụ cho thông báo hoặc nghe nhạc. Nó được sử dụng để hỗ trợ tăng giảm âm lượng của từng không gian hoặc dùng để tắt mờ hệ thống âm thanh. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp chúng ở các bệnh viện, phòng khám, phòng trà, khách sạn, trường học,… Bởi những nơi này thường có các khu vực khác nhau, mỗi nơi lại yêu cầu mức âm lượng khác nhau theo nhu cầu sử dụng.

Phân loại chiết áp cho loa âm trần

Chiết áp loa ốp trần được chia thành 2 loại cơ bản sau:

  • Chiết áp trở kháng cao 70-100v: Dùng cho những thiết bị loa âm trần được tích hợp biến áp trong, phù hợp với trở kháng 70-100v. Việc lắp đặt loại chiết áp rất đơn giản chỉ cần kết nối loa với amply có trở kháng tương thích với nhau, các ngõ vào, ngõ ra tín hiệu được chú thích rõ ràng để tránh tình trạng đấu sai vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
  • Chiết áp trở kháng thấp 8ohm: Sử dụng cho loa âm trần không có biến áp, loa có trở kháng thấp 8ohm. Chúng ta có thể dùng loại chiết áp này cho các dòng loa như: loa karaoke, loa hộp,… với các dòng amply nghe nhạc đều được.

chiet-ap-loa-am-tran-1

Chiết áp có những loại công suất nào?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chiết áp loa âm trần với các mức công suất khác nhau như 10w, 15w, 20w, 30w, 60w, 100w, 200w. . Chính vì thế ngoài dùng có thể thoải mái chọn lựa sao cho phù hợp với nhu cầu. Và cần lưu ý đó là hệ thống loa có tổng công suất mỗi phòng dưới tổng công suất của chiết áp cần sử dụng.

TOP thương hiệu sản xuất chiết áp cho loa âm trần chất lượng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất, cung cấp chiết áp loa. Các sản phẩm của từng hãng lại có ưu điểm nối bật riêng để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng. Dưới đây là một số thương hiệu sản xuất chiết áp loa cao cấp:

  • TOA
  • Bosch
  • FMC
  • APU

Các bước lắp đặt chiết áp trong hệ thống âm thanh thông báo

  • Bước 1. Lắp đặt hộp điện vào tường.
  • Bước 2. Thực hiện một lỗ trên tường để gắn thiết bị, rồi kéo cáp ra khỏi tường.
  • Bước 3. Kết nối cáp với khối thiết bị đầu cuối của thiết bị.
  • Bước 4. Lắp thiết bị vào hộp điện bằng cách dùng 2 vít được cung cấp.
  • Bước 5. Gắn tấm (cung cấp) vào bộ suy hao.

Chú ý: Khi sử dụng các vít được cung cấp để lắp đặt thiết bị vào hộp điện, khoảng cách giữa tường bề mặt và bề mặt của hộp điện phải là ít hơn 27 mm.

huong-dan-dau-noi-chiet-ap-loa-am-tran

Cách đấu nối chiết áp loa trong hệ thống âm thanh thông báo

Để có thể tiến hành đấu nối chiết áp thì chúng ta cần chuẩn bị một số thiết bị như: Loa âm trần, Amply, Chiết áp loa, dây kết nối, tua vít,…

Hướng dẫn đấu chiết áp cho loa âm trần

Sau đây amthanhhoithaotoa sẽ hướng dẫn bạn cách đấu nối chiết áp của hãng TOA với loa và amply có trở kháng cao.

  • Bước 1: Đấu dây vào Amply, thường thì dây trắng sẽ đấu vào COM, dây đỏ sẽ đấu vào 100V.
  • Bước 2: Từ amply đường 100V màu đỏ ta cắm vào N của chiết áp, màu trắng cắm vào R của chiết áp
  • Bước 3: Dây dương của loa thì cắm vào đường SP ra, còn dây âm thì cắm vào chung với đường N trên chiết áp.

Trên đây là các bước đấu nối chiết áp cho hệ thống âm thanh không có chức năng báo cháy, còn nếu có thêm chức năng báo cháy chúng ta thực hiện theo hình dưới đây:

cach-dau-chiet-ap-loa-am-tran-voi-ampli-co-chuc-nang-bao-chay

Chú ý: Dây dẫn cáp có thể được lắp mà không cần nhấn nút đẩy nút. Để ngắt kết nối, hãy rút cáp ra trong khi ấn giữ nút ấn.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về chiết áp loa âm trần cũng như cách đấu nối chiết áp trong hệ thống âm thanh thông báo, nghe nhạc. Mong rằng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với amthanhhoithaotoa để được giải đáp chi tiết nhé!